Khi lựa chọn các dịch vụ vay tài chính chắc chắn bạn sẽ không muốn rơi vào trường hợp nợ xấu. Vậy cụ thể nợ xấu là gì và có cách tránh bị nợ xấu không? Dưới đây sẽ là những lưu ý dành cho bạn cần nắm chắc để tránh những phiền phức không đáng có trong quá trình vay nợ và hoàn thành thanh toán.
Tìm hiểu nợ xấu từ A đến Z và cách tránh bị nợ xấu hiệu quả
1. Khoản nợ nào được coi là nợ xấu
Nợ xấu là thuật ngữ dùng để gọi những trường hợp khoản vay quá hạn thanh toán mà chưa hoàn tất trả cả gốc và lãi trên 90 ngày. Các ngân hàng hay tổ chức tài chính tín dụng sẽ căn cứ vào khoản nợ và khả năng chi trả của khách hàng để tiến hành hạch toán các khoản vay và xác định khoản nợ xấu thuộc nhóm nào hợp lý.
Thông thường có 2 yếu tố để xác định khoản vay có phải nợ xấu hay không chính là: Thời gian nợ quá hạn hơn 90 ngày và khả năng trả nợ gần như bằng 0.
2. Cách phân chia các nhóm nợ xấu
Căn cứ vào 2 yếu tố nêu trên, tổ chức tín dụng ngân hàng CIC đã tiến hành phân loại thành 5 nhóm để dễ dàng kiểm soát và giám sát điều kiện có cho vay vốn và hưởng các ưu đãi tiếp theo hay không.
Cụ thể 5 nhóm nợ xấu chia theo cấp độ bao gồm:
- Nhóm 1: Số dư nợ đủ tiêu chuẩn trong hạn thời hạn và nếu có quá hạn thì chỉ trong khoảng dưới 10 ngày.
- Nhóm 2: Số dư nợ cần chú ý và các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
- Nhóm 3: Số dư nợ dưới mức tiêu chuẩn và thời gian nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày.
- Nhóm 4: Số dư nợ có nghi ngờ và quá hạn thanh toán từ 180 – 360 ngày.
- Nhóm 5: Số dư nợ gần như không có khả năng chi trả và quá hạn trên 360 ngày.
3. Những cách xóa nợ xấu ngân hàng hiệu quả
Để thực hiện xóa nợ xấu tại ngân hàng, bạn không còn giải pháp nào khác là nhanh chóng tìm cách thanh toán hết các khoản nợ xấu đó. Nên hạn chế tối đa tường hợp nợ quá hạn và ghi nhớ ngày thanh toán dư nợ và lãi suất hàng tháng. Nếu bạn hay quên thì tốt nhất hãy chọn hình thức thanh toán tự động mỗi khi đến kỳ thanh toán sẽ tự động trừ.
Trường hợp đã rơi vào nợ xấu thì hãy tìm cách cải thiện vấn đề trước khi tìm đến các khoản vay tín dụng tại ngân hàng khác để cứu cánh vì lịch sử tín dụng của khách hàng đều đã lưu trữ trên hệ thống dữ liệu CIC. Cho nên nếu bạn có ý định vay hay mở thẻ tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác đều có thể kiểm tra thông tin của bạn nên bạn sẽ không thể tiến hành giao dịch mở thẻ khác dù ở bất kỳ đâu. Đây cũng chính là một trong hệ lụy của việc có nợ xấu tài chính. Theo lời khuyên từ các chuyên gia thì tốt nhất bạn nên chú ý tới các khoản vay, đặc biệt tránh trả nợ gốc và lãi suất quá hạn để không bị nợ xấu
4. Lưu ý cách tránh bị nợ xấu tín dụng
Những khoản nợ xấu sẽ ảnh hưởng lớn tới lịch sử tín dụng của bạn vì nó mãi mãi được lưu ở đó. Do vậy để tránh vướng nợ xấu bạn hãy tham khảo các cách tránh bị nợ xấu hiệu quả sau đây:
- Tìm hiểu rõ quy định, thời gian và số tiền gốc + lãi phải trả mỗi tháng cho khoản vay của bạn để cân đối với mức thu nhập cá nhân và chi tiêu gia đình.
- Nên ấn định mức vay phù hợp để chi phí trả nợ không vượt quá 50% thu nhập hàng tháng để đảm bảo kiểm soát khoản nợ tốt nhất.
- Khi lịch sử tisnd dụng của bạn đã bị dính nợ xấu thì không nên cố gắng đi vay lại trong khoảng 3 năm gần nhất, vì sẽ rất lãng phí thời gian và chi phí.
- Lưu ý khi dùng và thanh toán thẻ tín dụng thì nên trả hết dư nợ và không chi tiêu quá hạn mức thể và khả năng thanh toán của mình. Hãy luôn đảm bảo duy trì điểm tín dụng tốt.
Như vậy dù bạn có khoản vay với bất kỳ ngân hàng cũng như tổ chức tài chính nào thì nên giảm thiểu tối đa nguy cơ nợ xấu bằng những cách tránh bị nợ xấu ở trên. Trường hợp đã rơi vào danh sách nợ xấu thì nên nhanh chóng xử lý và hoàn thiện khoản vay nợ nếu còn muốn tiếp tục được vay vốn và hưởng ưu đãi từ các ngân hàng, công ty tài chính khác.
Bài viết liên quan: